Mục đích sử dụng mạng xã hội cũng không chỉ đơn thuần là chia sẻ tin tức, mà còn được người dùng sáng tạo và sử dụng cho các mục đích khác nhau.. Hãy cùng MuaDung.vn điểm qua danh sách mạng xã hội bạn nên tham gia nhất, đồng thời khám phá thêm các mục đích sử dụng mới của mạng xã hội có thể bạn không biết.
CÁC MẠNG XÃ HỘI MÀ BẠN NÊN THAM GIA.
ĐẦU TIÊN LÀ Mạng xã hội FACEBOOK.
Tôi muốn mở đầu danh sách bằng mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam hiện nay – Facebook. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao Facebook lại phổ biến như vậy chưa. Bởi vì thời điểm Facebook ra đời mọi người rất cần một nơi vừa có thể bài tỏ tâm tư tình cảm như Yahoo! 360o vừa muốn có thể cập nhật thông tin với bạn bè và nếu tin nhận được là tin nóng hổi càng tốt, còn có thể tương tác với mọi người, một công cụ chat như Messenger và hơn thế nữa,… Tất cả đã mọi thứ đã được tích hợp trong Facebook.
Dưới đây là những lý do mà bạn nên sử dụng Facebook:
Nếu bạn đã sử dụng Facebook từ những ngày đầu Facebook sẽ giữ chân bạn vì bạn bè, người thân của bạn vẫn ở đó. Điểm kết nối của bạn đang ở trên Facebook và nếu bạn chán không muốn dùng Facebook nữa thì bạn vẫn phải dùng Facebook như một kênh để liên lạc với họ. Một mình bạn không thể rủ rê tất cả mọi người chuyển sang một mạng xã hội khác. Và giả dụ họ có sử dụng một cái khác vì bạn thì Facebook vẫn là kênh mạng xã hội chính. Đôi khi bạn không thể liên lạc với bạn bè qua Skype chẳng hạn thì hãy vào Facebook có thể họ đang lang thang trên đó đấy.
+ Nếu không vì sự kết nối trên Facebook có một lý do rất đáng để bạn nên sử dụng Facebook đó là kinh doanh online. Hẳn nhiên ai cũng biết Facebook có nhiều người sử dụng, cùng với những thuật toán quảng cáo tối ưu của Facebook, đưa sản phẩm/ dịch vụ của bạn đến đúng khách hàng mục tiêu thì hiện tại FB vẫn là một trong những kênh bán hàng hiệu quả, thậm chí là thống lĩnh đối với một số mặc hàng nhất định.
+ Truyền thông là điểm thu hút kế tiếp mà tôi khuyên bạn nên sử dụng Facebook. Với Facebook bạn có thể viết những bài viết dài đầy tâm tư những câu văn ngắn nhưng đầy ngụ ý, bạn có thể đăng ảnh có nội dung cụ thể, cả video và nhiều cách thức trình bày đa dạng khác. Với Facebook bạn có thể xây dựng các trang cộng đồng phát triển theo một muc tiêu phát triển riêng và quảng cáo để tiếp cận với đối tượng độc giả mục tiêu.
TIẾP THEO LÀ mạng xã hội YOUTUBE.
Ra đời từ rất lâu so với Facebook nhưng có lẽ chỉ khi thuộc về Google trang mạng xã hội này mới thực sự phổ biến và thậm chí có những người dùng mỗi ngày họ mở Youtube như một thói quen vô thức.
- Hưởng thành quả từ các kênh khác. Đó là những đoạn video được mọi người chia sẻ, những đoạn clip được đầu tư bài bản, công phu và cả những cái ngẫu hứng của người dùng. Đây là một trong những điều thú hút nhất của Youtube.
- Chia sẻ những đoạn clip của mình cho bạn bè và cộng đồng người dùng Youtube.
- Kiếm tiền Online với Youtube bằng cách tạo một kênh cá nhân trên đây và phát triển nó theo một mục tiêu đã định sẵn. Hình thức này đang ngày càng thu hút sự chú ý của người dùng Youtube và cả công đồng.
Nếu bạn để ý hầu như các chương trình trên TV chúng ta vẫn xem hằng ngày thường được đăng tải trên Youtube bằng một kênh dành riêng cho chương trình đó hoặc một kênh của đơn vị tài trợ ngay sau khi công chiếu. Bằng cách này, các đơn vị truyền thông vừa có thể thu được lợi nhuận, vừa đem chương trình của mình đến với nhiều khán giả hơn.
Mạng xã hội ZALO.
Nếu nói đến ứng dụng nhắn tin gọi điện miến phí phổ biến tại Việt Nam tôi sẽ nói luôn đến Zalo. Zalo là một ứng dụng thuần Việt nhưng cũng có gì đó hơi hướng tương tự Wechat (nhưng tôi không bàn ở đây). Không chỉ là app trên điện thoại, Zalo nay đã có thể nhúng vào các mã nguồn web như một công cụ hỗ trợ trực tuyến cho các công ty trên nền tảng website.
Cũng đáng để tự hào khi tại Việt Nam chúng ta có một ứng dụng liên lạc rất thuận tiện, đơn giản và đa năng khi người dùng có thể bán hàng trên Zalo (tương tự Facebook). Một số đánh giá cho rằng, bán hàng trên Zalo hướng đến đối tượng chính xác hơn nhờ thông qua số điện thoại người quen.
Hơn nữa, Zalo cũng đang trong bước đầu thử nghiệp ứng dụng thanh toán trực tuyến có tên là Zalopay, hỗ trợ người dùng bán hàng hiệu quả hơn bằng mã QR code.
Mạng xã hội Instagram.
Instagram cũng là một mạng xã hội được khá nhiều người sử dụng. Instagram là một cách đánh khác của Facebook khi tập trung hơn về hình ảnh và bản quyền ảnh, tức là bạn không thể tải ảnh về máy trên Instagram. Người dùng yêu Instagram là vì chức năng chỉnh sửa ảnh quá điêu luyện của nó. Đó là sự kết hợp thông minh và thuận tiện giữa mạng xã hội với ứng dụng chỉnh ảnh.
Mạng xã hội Twitter.
Song song với Facebook chúng ta có Twitter. Một thời gian truyền thông tốn nhiều giấy mực để so sánh hai mạng xã hội có thể nói là lớn nhất này. Một trong số đó là những phân tích vì sao Twitter lại không phổ biến tại Việt Nam như Facebook mặc dù cả hai vào cùng thời. Lý do quan trọng nhất được đưa ra là thói quen sử dụng và đặc trưng văn hóa. Và dù số lượng người dùng Twitter tại Việt Nam đã đông hơn trước rất nhiều nhưng so với Facebook vẫn còn kém một chút. Với Twitter sẽ tốt hơn nếu bạn có nhiều bạn bè là người nước ngoài hoặc đang sinh sống và làm việc ở đấy.
Tuy nhiên nói đến Twitter và Facebook chúng ta không chỉ bàn đến lượng người dùng tại Việt Nam, mà còn là mục đích sử dụng. Trong khi Facebook phát triển như một mạng xã hội dành cho ngành kinh tế, lĩnh vực kinh doanh thì Twitter nay lại được nhiều nhà chính trị sử dụng như một thứ vũ khí lợi hại. Điển hình các bạn có thể thấy góp phần cho sự thành công của Donald Trump, trong cuộc đại bầu cử vừa qua chính là Twitter. Vị nguyên thủ này đã thật sự cho thấy sự thông minh của mình khi lựa chọn và sử dụng mạng xã hội như một ngôn ngữ truyền hiệu quả.
Mạng xã hội Pinterest.
Bạn có gì ấn tượng trên Pinterest – mạng xã hội 8 năm tuổi này? Đầu tiên tôi muốn nói là nếu trên Facebook chúng ta nhận biết bằng nút Like, với Twitter ta có Tweet, thì Pinterest chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nút Pin, tức là giữ lại một mẫu ảnh trên Pinterest như một tài liệu của các nhân và bạn có thể xem lại.
Một kiểu xây dựng mạng xã hội tương tự như LinkedIn về hướng phát triển nhưng khác về ý tưởng. Nếu LinkedIn là một mạng xã hội kết nối và chia sẻ thông tin dành cho một nhóm cá nhân/ tổ chức thì Pinterest cũng hướng đến nhóm nhỏ đối tượng nhưng lại chuyên về hình ảnh. Hình ảnh chất được đầu tư thiết kế chuyên nghiệp. Pinterest là mạng xã hội ảnh đặc biệt dành cho dân thiết kế và nếu bạn là một Designer thật thụ, một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay đang làm trong các mảng liên quan đến nghệ thuật ảnh, thiết kế logo hãy tạo tài khoản trên Pinterest ngay bây giờ.
Bạn có thể tạo tài khoản cá nhân hoặc một Profile (cá nhân hoặc công ty) giới thiệu năng lực của mình trên Pinterest. Ngoài ra, đây là nơi để mọi người tham khảo ý tưởng thiết kế của nhau.
Mạng xã hội LinkedIn.
Không thể thiếu cái tên LinkedIn trong danh sách này được. Thay vì là một mạng xã hội dành cho tất cả mọi người như Facebook và Twitter thì LinkedIn chỉ nhắm với giới kinh doanh. Một định hướng rất thông minh.
LinkedIn đã xây dựng thành công một nơi để những người làm kinh doanh, giới văn phòng có thể kết nối với nhau và xây dựng mạng lưới gắn kết, hợp tác và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Hãy tham gia LinkedIn nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh – tài chính – chứng khoán và muốn kết nối với những người có cùng mục tiêu phát triển như mình.
Ngoài ra còn một điểm nhỏ đáng chú ý về LinkedIn khi đây là mạng xã hội có tỷ lệ người dùng là Nam giới nhiều nhất, chiếm đến 60%. Con số này có cho bạn ý tưởng gì mới không?
Mạng xã hội Flickr là gì?
Hãy sử dụng Flickr như một công cụ quản trị ảnh hữu ích nếu bạn là một nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Flickr đem đến cho người dùng những trải nghiệm thật sự ấn tượng khi cho phép người dùng sử dụng chế độ bản quyền hoặc không bản quyền cho tác phẩm của mình trên mạng xã hội này. Vấn đề bản quyền luôn là nỗi nhức nhối của các nhà sáng tạo khi vừa muốn giới thiệu tác phẩm của mình vừa phải giữ để nó là của riêng mình và không bị đạo chích công khai.
Mạng xã hội Tumblr.
Tumblr ngày càng phổ biến hơn ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những người đồng hương của mình trên đây. Nhưng quan trọng hơn Tumblr cho chúng ta một cách sử dụng mạng xã hội khác là chọn chủ đề chúng ta quan tâm để theo dõi nó, chứ không đại trà như Facebook hay một số mạng xã hội khác.
Một điều đặc biệt bạn dễ cảm nhận trên Tumblr là một cái gì đó riêng trong mỗi chia sẻ của thành viên. Chán Facebook, ngán Instagram, hãy đến với Tumblr như một góc riêng khác của bạn.
Sau khi sử dụng Tumblr, bạn sẽ phát hiện ra một điều rằng sử dụng mạng xã hội không cần phải ồn ào như Facebook, cũng không màu mè như Instagram, đôi khi chỉ cần một nơi để bạn viết mà không cần có ai hồi đáp là được.
Mạng xã hội Slide Share là gì.
Sẽ ít có bài viết nào khuyên bạn nên dùng Slide Share nhưng hãy tham gia và bạn sẽ thấy hiệu quả nếu bạn muốn chia sẻ tài liệu cũng như tìm tài liệu chuyên nghiệp.
Chúng ta có những mạng xã hội chia sẻ thông tin, chia sẻ video, chia sẻ hình ảnh cớ gì không thêm vào danh sách cho mình một kênh chia sẻ tài liệu hữu ích. Trên Slideshare, bạn có thể tìm thấy bài giảng, các tài liệu thuyết trình ấn tượng, các tác phẩm nghiên cứu sâu sắc và có ý nghĩa.
Đây là một kênh mạng xã hội cực kì hữu ích dành cho những ai cần tài liệu cho công tác nghiên cứu của mình không chỉ sinh viên mà còn cả các chuyên gia trong mọi lĩnh vực.
Cuối cùng là Zing Me.
Zing Me là một mạng xã hội mà cách nay khoảng 5 năm được trang tin công nghệ Genk cho là mạng xã hội quyền lực nhất Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Facebook ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và gần như đánh bại Zing Me tại sân nhà, công ty mẹ của mạng xã hội này (VNG) đã tuyên bố hướng vận động của Zing Me trong thời gian sắp tới là trở thành mạng xã hội cho ngành nội dung số Việt Nam. Tôi nghĩ đây là hướng phát triển khả thi của mạng xã hội này khi VNG đang là công ty công nghệ lớn ở nước ta.