Hormone nam testosterone chịu trách nhiệm cho sự hình thành và phát triển các đặc tính của phái mạnh. Khi xảy ra sự mất cân bằng ở hormone này, các quý ông sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe và chức năng sinh lý. 7 câu hỏi đáp dưới đây sẽ làm rõ hơn về vai trò của testosterone đối với cơ thể nam giới.

1. Hormone nam testosterone là gì?
2. Vai trò của hormone testosterone đối với nam giới như thế nào?
3. Nồng độ testosterone trong máu bình thường là bao nhiêu?
4. Có thật hormone nam giảm theo độ tuổi?
5. Suy giảm testosterone có ảnh hưởng gì đến phái mạnh?
6. Có nên bổ sung testosterone ngoại sinh?
7. Cách tăng cường hormone nam tự nhiên như thế nào?

 
 

 

1. Hormone nam Testosterone là gì?

Hormone nam giới có tên gọi là testosterone, được sản xuất chủ yếu tại tế bào Leydig của tinh hoàn. Kể từ khi khám phá ra Testosterone, giới khoa học đã vô cùng ngạc nhiên về vai trò “nhạc trưởng” của loại hormone này.
 


Hormone nam Testosterone là gì?


 
Testosterone không chỉ quyết định đời sống tình dục viên mãn mà còn giữ vững toàn bộ sức khỏe nền tảng của phái mạnh, từ hoạt động của các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu tới hệ thống cơ, xương, khớp, thần kinh và não bộ.
 

2. Vai trò của hormone testosterone đối với nam giới như thế nào?

Testosterone giúp hình thành các đặc điểm giới tính nam, đồng thời tham gia vào hoạt động của hầu hết các hệ cơ quan, quyết định sức khỏe và chất lượng cuộc sống nam giới, cụ thể:


2.1 Ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương.
Lượng testosterone duy trì ổn định trong cơ thể giúp nam giới đạt sự tập trung cao độ, dồi dào năng lượng, ngủ ngon và hạn chế cảm xúc tiêu cực.


2.2 Hình thành cơ bắp, ức chế tế bào mỡ, phát triển xương.
Testosterone thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp, đồng thời có tác dụng làm ức chế Leptin (hormone sản sinh tế bào mỡ). Chính vì vậy, nếu thường xuyên tập luyện, cơ thể nam giới sẽ săn chắc và lượng mỡ toàn thân, mỡ bụng của họ luôn thấp hơn nữ giới.

Ngoài ra, testosterone còn kích thích tủy sản xuất nhiều tế bào sinh xương, làm tăng hàm lượng muối canxi trong xương, tăng độ dày của xương. Cánh mày râu có lượng Testosterone càng thấp thì càng dễ gặp chấn thương và gãy xương.


2.3 Kích thích mọc râu và lông trên cơ thể.
Testosterone thúc đẩy sự phát triển của râu, tóc và hình thành các sợi lông trong nách, trên cánh tay, chân, ngực và xung quanh bộ phận sinh dục. Ở những người có nồng độ Testosterone thấp, một số vùng trên cơ thể thưa thớt thậm chí không có lông.



Testosterone giúp tạo nên những đặc điểm riêng biệt của nam giới

 
 
2.4 Tốt cho tim mạch và đường huyết.
Testosterone có chức năng sản xuất hồng cầu, có tác động tích cực đến tim, điều hòa lượng cholesterol, huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch phổ biến.

Theo thông tin từ Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NCBI), nam giới bị tiểu đường có nồng độ Testosterone thấp hơn đáng kể so với nam giới khỏe mạnh. Trong khi đó, Testosterone có nhiệm vụ giúp các bộ phận tiếp nhận insulin hoạt động hiệu quả để hấp thu đường vào tế bào, giữ đường huyết ở mức ổn định.

Nếu nồng độ testosterone sụt giảm, các bộ phận tiếp nhận insulin không được hỗ trợ, gây ra vấn đề giảm độ nhạy cảm hoặc kháng insulin, khiến lượng đường hấp thu vào tế bào giảm, đồng thời nồng độ đường trong máu tăng lên, dẫn đến bệnh tiểu đường ở nam giới.


2.5 Quyết định chức năng tình dục.
Testosterone tham gia hình thành và phát triển các bộ phận sinh dục nam: tuyến tiền liệt, nang tuyến (tuyến tinh nang) và ống dẫn tinh, phát triển dương vật, bao dịch hoàn. Đồng thời, lượng hormone nam được duy trì ổn định trong cơ thể sẽ kích thích ham muốn tình dục, tăng sự hưng phấn và thỏa mãn khi quan hệ.

 
 

3. Nồng độ testosterone trong máu bình thường là bao nhiêu?

Ở người trưởng thành, nồng độ testosterone trong máu bình thường là 10-35 nanomol/lit. Xét nghiệm máu để đo lường nồng độ testosterone là xét nghiệm “thường quy” để chẩn đoán và xử trí các vấn đề liên quan đến sức khỏe nam giới.



Nồng độ Testosterone trong máu bình thường

 
 
Nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới cao nhất vào buổi sáng từ 4h – 8h và thấp nhất vào buổi chiều tối từ 16h – 20h.
 
 

4. Có thật hormone nam giảm theo độ tuổi?

Lượng testosterone đạt mức cao nhất khi nam giới ở độ tuổi 20 - 30. Theo thời gian, lượng Testosterone bắt đầu suy giảm 10% sau mỗi thập kỷ, thậm chí có thể hơn do sự tác động của môi trường và lối sống thiếu khoa học. Ở tuổi 35 lượng testosterone chỉ còn đạt 70-75% so với lúc ban đầu, và khi 45 tuổi mức testosterone chỉ còn khoảng 60-65%, tuổi càng cao nồng độ testosterone càng suy giảm nhanh và mạnh.



hormone nam giảm theo độ tuổi


 

5. Suy giảm testosterone có ảnh hưởng gì đến phái mạnh?

Sự thiếu hụt Testosterone gây ra một loạt các hệ lụy với 12 triệu chứng về tình dục và sức khỏe toàn thân như:

Giảm ham muốn.

Giảm chất lượng tinh trùng, khó có con.

Rối loạn cương dương. 

Tăng các bệnh lý tim mạch.

Rối loạn hô hấp (ngưng thở lúc ngủ, ngáy to).

Rối loạn thần kinh (giảm trí nhớ, khó tập trung).

Rối loạn tinh thần (stress).

Béo phì – béo bụng.

Giảm khối lượng cơ, giảm sức cơ.

Loãng xương, dễ gãy xương.

Rối loạn da, tóc (da nhăn, rụng tóc).

Rối loạn tạo máu (thiếu máu).

 
 

6. Có nên bổ sung testosterone ngoại sinh?

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt hormone nam, người ta đã tạo ra các Androgen tổng hợp có cấu trúc tương tự testosterone để đưa vào cơ thể. Đây được gọi là phương pháp bổ sung testosterone từ bên ngoài, thường dưới dạng tiêm bắp, uống hoặc dán ngoài da.
 
Bình thường, testosterone được cơ thể sinh ra bởi sự truyền tín hiệu của phần hạ đồi của não bộ xuống tuyến yên và tinh hoàn (hệ trục Não bộ - Tuyến yên - Tinh hoàn). Thế nhưng khi tiêm, dán hoặc bổ sung trực tiếp testosterone bằng đường uống, cơ thể nhận thấy đã đủ nồng độ của nội tiết tố này nên sẽ gửi tín phản hồi trở lại. Lúc này, tinh hoàn sẽ không sản xuất thêm testosterone để giữ ổn định nội tiết tố cho cơ thể.

 


Testosterone ngoại sinh


 
Tuy nhiên, sau một thời gian, do đã quen với việc testosterone được bổ sung từ bên ngoài, tinh hoàn sẽ ngủ quên và không còn nhận lệnh từ hạ đồi để sản xuất thêm nội tiết tố này. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả thiếu hụt testosterone nội sinh khi ngưng thuốc, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, suy tuyến thượng thận, phì đại tiền liệt tuyến, teo cơ, loãng xương, các bệnh tim mạch, tai biến, yếu sinh lý xuất hiện lại...
 
Như vậy, việc bổ sung testosterone từ bên ngoài là một phương pháp lợi bất cập hại. Các tác dụng có thể diễn ra nhanh chóng, nhưng hậu quả khó lường, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe toàn thân và chức năng sinh lý của nam giới.

 
 

7. Cách tăng cường hormone nam tự nhiên như thế nào?

Để tăng cường hormone nam tự nhiên, các quý ông nên điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Cụ thể:

- Lựa chọn thực phẩm hỗ trợ bổ sung nguyên liệu để sản xuất Testosterone (cá ngừ, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, hàu, thịt bò, các loại đậu, chuối, bông cải xanh, cải bó xôi…).
- Thường xuyên luyện tập thể thao (bơi lội, cử tạ, gym…).
- Hạn chế áp lực (kiểm soát sự căng thẳng và có lối sống vui vẻ, lạc quan). 
- Ngủ đủ giấc (7 - 10/ngày).

Đồng thời, cánh mày râu nên tìm hiểu liệu pháp tăng cường testosterone nội sinh bằng cách sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên, có tác dụng giúp cơ thể tự sản xuất testosterone nội sinh một cách an toàn như kẹo sâm hamer mới. 
 
Trên đây là những điều cần biết về hormone nam testosterone. Có vai trò “nhạc trưởng’, chỉ huy gần như toàn bộ hoạt động sống của cơ thể nam giới, testosterone chính là “chìa khóa” vô cùng quan trọng đối với mỗi quý ông. Chính vì thế, bạn cần quan tâm đến nồng độ hormone này dù ở bất kỳ độ tuổi nào giữ vững “bản lĩnh” và sức khỏe của bản thân.

MUADUNG.VN – Công ty chuyên phân phối các loại: Thuốc cường dương, kẹo sâm, chai xịt kéo dài quan hệ, gel bôi trơn.... 
 
HOTLIFE TƯ VẤN : 0909.00.68.67.