Từ xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng lá hẹ để chế biến các món ăn cũng như làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Trong lá hẹ có chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Vậy cụ thể lá hẹ có tác dụng gì? Khi dùng cần chú ý lá hẹ kỵ với gì?

Cây lá hẹ còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo… thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20-40cm. Lá hẹ giàu dược tính và có mùi thơm đặc trưng không chỉ được dùng trong các món ăn mà nó còn là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.

Cây hẹ rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt hoặc trồng bằng cây con. Cây hẹ phát triển tốt quanh năm, ít phải chăm sóc. Lá hẹ có thể dùng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc khi cần.

 
 

Lá hẹ có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Theo Đông y, cây lá hẹ có tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay. Lá hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. T

hường được sử dụng để chữa đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương… Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay giúp ôn trung, hành khí, tán ứ thường được sử dụng để chữa ngực bụng đau nhức do thực tích, đới hạ… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt thường được dùng để chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh.

Hơn thế, theo các nhà khoa học, trong lá hẹ có chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như: mandan, canxi, riboflavin, pyridoxin, thiamin, sắt, đồng và niacin. Ngoài ra, lá hẹ còn chứa các vitamin nhóm B, vitamin nhóm K có tác dụng phòng chống bệnh loãng xương.

 


lá hẹ
 

Bên cạnh đó, các hoạt chất kháng sinh mạnh bên trong lá hẹ như: sulfit, odorin và allcin còn mạnh và tốt hơn cả penicillin – một chất kháng sinh hóa học thường được dùng trong thuốc tây.

Nhờ những chất kháng sinh có trong lá hẹ mà nó có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như: Salmonella tryphi, Streptococcus hemolyticus, Shigella shiga, Coli Bethesda, Bacillus subtilis, Shigella flexneri…

Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy lưu huỳnh tự nhiên và chất flavonoid bên trong lá hẹ. Những chất này có tác dụng phòng chống một số căn bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư dạ dày rất hiệu quả.

Lá hẹ cũng chứa rất ít calories nên có thể dùng để giảm cân rất hiệu quả mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.


 
 
cây hẹ


Lá hẹ chữa ho.

- Trị cảm và ho.

- Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi hấp cùng đường phèn ăn trong 5 ngày sẽ hết các triệu chứng ho và cảm.

- Lá hẹ chữa ho cho trẻ sơ sinh.

- Lá hẹ cắt nhỏ hấp chín cùng đường phèn. Sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống trong 5 ngày. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.


Lá hẹ ngăn ngừa cholesterol và giảm huyết áp.

- Chất allicin bên trong lá hẹ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa sự hình thành cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra nó còn có khả năng tẩy nấm, tẩy vi khuẩn trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.


Lá hẹ trị nhức răng.

- Giã nhuyễn lá hẹ và đắp vào chỗ đau răng, cứ làm như vậy cho đến khi hết nhức.


Lá hẹ chữa đái tháo đường.

- Bạn dùng 200g lá hẹ để nấu ăn hàng ngày (có thể nấu canh, cháo hoặc xào) và không cho muối khi nấu. Thực hiện liên tục trong 10 ngày cho 1 liệu trình.


Lá hẹ tốt cho mắt.

- Dùng 150g lá hẹ xào với 150g gan dê và ăn cách ngày. Dùng trong 10 ngày cho 1 liệu trình sẽ giúp bổ mắt.


chữa yếu sinh lý từ hự

 
Lá hẹ trị trứng ra mồ hôi (chỉ ở vùng ngực).

- Dùng 49 cây hẹ cò gốc đem sắc với 2 chén nước đến khi nước còn 1 chén. Uống liên tục trong nhiều ngày đến khi khỏi hẳn thì thôi.


Lá hẹ trị viêm loét dạ dày và chứng buồn nôn (hay nôn) do lạnh.

Xắt nhỏ 250g lá hẹ, 25g gừng tươi rồi giã nát lọc lấy nước, đem đun sôi cùng 250ml sữa bò. Dùng luôn khi nóng để đạt kết quả tốt nhất.


Lá hẹ trị trĩ sưng đau và trị lòi dom.

- Giã nát lá hẹ cho vào nước đun sôi. Lấy nước này để xông trĩ, khi nước nguội thì dùng nước này để ngâm hậu môn. Hoặc bạn có thể giã nát lá hẹ để đắp vào hậu môn. Để chữa lòi dom, bạn giã nát lá hẹ rồi trộn với một chút dấm, sau đó cho vào chảo đảo nóng rồi dùng khăn sạch để chườm lên hậu môn.

 
 

Tác dụng của lá hẹ với nam giới.

 
Lá hẹ rất tốt trong việc tăng cường sinh lực phái mạnh. Một số bài thuốc với lá hẹ:

- Trị chứng thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, đau lưng mỏi gối: Dùng 250g lá hẹ, 60g nhân hồ đào xào chín với dầu vừng, ăn trong ngày, dùng liên tục tỏng 1 tháng sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

- Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: Dùng hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột trộn với mật. Mỗi ngày dùng 5g với rượu ấm vào lúc đói.

- Tăng khả năng sinh dục ở nam giới: lá hẹ 200g, dâm dương hoắc 600 g, con ngài tằm đực khô 1 kg, kim anh tử 500 g, kỷ tử 200 g, ba kích 500g, ngưu tất 300 g, sơn thù 300 g, thục địa 400 g, đường kính 4 kg, đêm tất cả các nguyên liệu ngâm cùng 20 lít rượu. Sau 30 ngày có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15ml.

 
 

Lá hẹ kỵ với gì?

Lá hẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên bạn cần lưu ý lá hẹ kỵ với gì để tránh phản tác dụng. Theo kinh nghiệm từ xưa, lá hẹ không nên dùng chung với mật ong và thịt bò.
 

Lá hẹ kỵ với gì


 
Qua bài viết này, MUADUNG.VN hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn: Lá hẹ có tác dụng gì? Đây thực sự là một loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ngoài lá hẹ còn có rất nhiều loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như GỪNG. Các bạn xem bài viết: => Chữa yếu sinh lý nam bằng gừng tươi


MUADUNG.VN – Công ty chuyên phân phối các loại: Thuốc cường dương, kẹo sâm, chai xịt kéo dài quan hệ, gel bôi trơn.... 

HOTLIFE TƯ VẤN : 0909.00.68.67.