Testosterone là gì? Ảnh hưởng của testosterone đến sức khỏe sinh lý nam giới

Mỗi khi nghe nhắc tới testosterone, chắc hẳn sẽ có khá nhiều người hình dung ra một anh chàng to khoẻ với cơ bắp cuồn cuộn. Tuy nhiên trên thực tế, testosterone còn can thiệp vào nhiều bộ phận khác trong cơ thể nam giới, chẳng hạn như bộ xương, cơ, hay những đặc điểm thứ phát của nam giới hoặc tính cách của họ.

Chính vì hiểu sai về testosterone nên các quý ông mỗi khi mắc chứng yếu sinh lý nam thường nghĩ ngay đến nguyên nhân là do lạm dụng thói quen thủ dâm, chế độ sinh hoạt không khoa học, tuổi tác, áp lực công việc… chứ ít người nghĩ đến nguyên nhân của hiện tượng này là sự suy giảm testosterone của cơ thể. Vậy testosterone là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ cũng như sinh lý của nam giới? Hãy cùng Poliva tìm hiểu thêm ở dưới đây.

 

Testosterone là gì?

Testosterone là nội tiết tố quan trọng đối với nam giới. Kể từ khi tìm ra hormone Testosterone, các nhà khoa học đã vô cùng bất ngờ về vai trò “nhạc trưởng” của nội tiết tố này đối với sức khỏe nam giới. Đối với các quý ông, Testosterone không chỉ giúp cho đời sống tình dục trở nên viên mãn mà còn hoàn thiện sức khỏe nền tảng của phái mạnh, bao gồm các cơ quan của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu, xương khớp, thần kinh và não bộ. Nồng độ Testosterone được đo bằng xét nghiệm máu và sự thay đổi chỉ số này liên quan đến các vấn đề quan trọng đối với sức khỏe của nam giới.


nội tiết tố

 

Testosterone là một loại hoóc môn steroid từ nhóm androgen. Testosterone được tìm thấy trong các loại động vật có vú, bò sát, chim và các loại động vật có xương sống. Ở cơ thể các loại động vật có vú, testosterone được sản sinh chủ yếu trong tinh hoàn của con đực hoặc buồng trúng của con cái, ngoài ra còn có một lượng nhỏ được tiết ra từ tuyến thượng thận. Đây chính là hoóc môn sinh dục chính của con đực.


Ở người, testosterone đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển các tế bào sinh sản ở nam giới như tinh hoàn, tuyến liền liệt cũng như thúc đẩy các đặc tính sinh dục thứ phát như tăng cơ bắp và xương, tóc cứng hơn, mọc lông ở cơ quan sinh dục và ở nách, mọc râu, giọng nói trầm…. Ngoài ra, testosterone cũng rất cần thiết cho sức khoẻ, hạnh phúc của nam giới cũng như có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa loãng xương.

 

2. Testosterone được sinh ra ở đâu?

Testosterone ở nam giới được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (chiếm đến 95%) và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (khoảng 4%). Ở phụ nữ, tuyến thượng thận và buồng trứng là nơi sản xuất testosterone (một lượng nhỏ). Thời điểm testosterone bắt đầu được sản xuất sớm nhất thường rơi vào tuần thứ bảy sau khi thụ thai. Nồng độ testosterone tăng dần trong giai đoạn dậy thì và đạt mức đỉnh điểm trong những năm cuối tuổi thiếu niên, sau đó chững lại. Testosterone ở nam giới trưởng thành được phóng thích khoảng 4 – 10 mg/ngày. Từ 30 tuổi trở đi, lượng Testosterone có xu hướng giảm nhẹ mỗi năm.


Testosterone


3. Vai trò của testosterone ở nam giới.

Testosterone có vai trò quan trọng đối với hầu hết mọi chức năng của nam giới, từ hệ thống sinh sản và tình dục đến khối cơ và mật độ xương:


3.1. Hệ thống nội tiết.

Hệ thống nội tiết của cơ thể bao gồm các tuyến sản xuất hormone. Vùng dưới đồi trong não có nhiệm vụ báo hiệu cho tuyến yên biết cơ thể cần bao nhiêu Testosterone. Tuyến yên sau đó gửi tín hiệu đến tinh hoàn để kích thích sự sản xuất Testosterone. Hầu hết Testosterone được sản xuất trong tinh hoàn, nhưng một lượng nhỏ đến từ tuyến thượng thận, nằm ngay phía trên thận.

Testosterone bắt đầu hoạt động ngay cả khi cơ thể chưa được sinh ra đời. Lúc này, Testosterone có vai trò trong sự hình thành bộ phận sinh dục nam. Ở tuổi dậy thì, Testosterone chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các thuộc tính nam như giọng nói trầm hơn, kích thích mọc râu và lông trên cơ thể. Ngoài ra, Testosterone cũng thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp và hình thành cảm giác “ham muốn tình dục”.


3.2. Hệ thống sinh sản.

Bộ phận sinh dục nam được hình thành vào khoảng tuần thai thứ bảy với sự tác động của Testosterone. Ở tuổi dậy thì, khi nồng độ Testosterone tăng lên, tinh hoàn và dương vật phát triển mạnh mẽ. Tinh hoàn tạo ra một lượng testosterone ổn định và cung cấp tinh trùng mới mỗi ngày.

Nếu lượng Testosterone thấp có nguy cơ bị rối loạn chức năng cương dương. Bên cạnh đó, nếu sử dụng liệu pháp Testosterone dài hạn có thể gây giảm sản xuất tinh trùng. Liệu pháp Testosterone cũng có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và khiến tinh hoàn nhỏ hơn, mềm hơn. Ngoài ra, nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư vú không nên thực hiện liệu pháp thay thế Testosterone.


3.3. Khả năng tình dục.

Ở độ tuổi dậy thì, nồng độ Testosterone ở nam giới tăng cao, kích thích sự phát triển và hoàn thiện của tinh hoàn, dương vật và lông mu. Giọng nói trở nên trầm hơn, cơ bắp và lông trên cơ thể phát triển. Cùng với đó, ham muốn tình dục ngày càng tăng cao.

Nam giới có lượng Testosterone thấp có khả năng bị mất ham muốn tình dục. Sự kích thích tình dục hay hoạt động tình dục khiến nồng độ Testosterone tăng cao. Testosterone có thể giảm trong một thời gian dài không hoạt động tình dục.

 

3.4. Hệ thần kinh trung ương.

Cơ thể chúng ta có một hệ thống kiểm soát Testosterone, gửi tín hiệu thông qua các hormone và chất hóa học đặc hiệu trong máu. Vùng dưới đồi trong não là nơi cho tuyến yên biết cần bao nhiêu Testosterone và tuyến yên sẽ chuyển thông tin đó đến tinh hoàn.

Testosterone có một vai trò cần thiết trong một số hành vi nhất định, bao gồm sự hung hăng và khả năng lãnh đạo. Bên cạnh đó, Testosterone cũng là thước đo khả năng cạnh tranh và giúp tăng cường lòng tự trọng. Tương tự như cơ chế hoạt động tình dục có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone, việc tham gia vào các hoạt động cạnh tranh có khả năng khiến mức độ testosterone của người đàn ông tăng, hoặc giảm. Testosterone thấp dẫn đến mất tự tin, gây rối loạn giấc ngủ, thiếu năng lượng và giảm động lực. Chưa hết, tình trạng này còn làm giảm khả năng tập trung và gây ra cảm giác buồn bã.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Testosterone chỉ là một yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tính cách. Các yếu tố khác từ sinh học và môi trường cũng có sự tác động nhất định.


3.5. Da và tóc.

Khi đến độ tuổi trưởng thành, Testosterone thúc đẩy sự phát triển của tóc trên đầu, cũng như lông ở nách và xung quanh bộ phận sinh dục. Lông cũng xuất hiện trên cánh tay, chân và ngực.

Testosterone thấp có thể khiến quý ông mất đi một phần lông trên cơ thể.


3.6. Cơ bắp, chất béo và xương.

Testosterone là một trong những yếu tố liên quan đến sự phát triển của các khối cơ và sức mạnh của chúng. Testosterone làm tăng dẫn truyền thần kinh, kích thích sự tăng trưởng mô. Ngoài ra, nó cũng tương tác với các thụ thể trong gen, dẫn đến sự tổng hợp protein. Testosterone làm tăng nồng độ của hormone tăng trưởng, giúp cho việc luyện tập ở nam giới có nhiều khả năng cải thiện cơ bắp.

Bên cạnh đó, Testosterone còn làm tăng mật độ xương và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu từ tủy xương. Những quý ông có lượng testosterone đạt mức rất thấp có nhiều khả năng bị chấn thương và gãy xương.

Testosterone cũng đóng vai trò cần thiết trong chuyển hóa chất béo, giúp nam giới tiêu thụ chất béo hiệu quả hơn. Giảm nồng độ Testosterone dẫn đến tình trạng tăng mỡ thừa trong cơ thể.


3.7. Hệ thống tuần hoàn.

Testosterone được vận chuyển trong máu đi khắp cơ thể. Do đó, cách duy nhất để xác định nồng độ Testosterone là làm xét nghiệm máu.

Một số nghiên cứu cho rằng Testosterone có thể có tác động tích cực đến tim. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khác lại cho thấy Testosterone có tác động không tốt đến lượng cholesterol, chỉ số huyết áp và khả năng đông máu. Vì vậy, khi đề cập đến tác dụng của Testosterone đối với tim, các nghiên cứu gần đây cho kết quả mâu thuẫn nhau và chưa thống nhất.

Có thể nói, bản lĩnh đàn ông nằm trong từng chiếc “chìa khóa Testosterone”. Do đó, để tăng cường lượng Testosterone ở nam giới, phái mạnh cần thực hiện một lối sống lành mạnh, kiên trì và kỷ luật.



4. Ảnh hưởng của testosterone đến sức khỏe sinh lý nam giới

Các vấn đề liên quan đến suy giảm sinh lý ở nam giới với những biểu hiện cụ thể như liệt dương, xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, suy giảm ham muốn… đều có nguyên nhân sâu xa chính là sự suy giảm hoóc môn sinh dục nam.

Theo một nghiên cứu của bệnh viện Mayo Clinic, Mỹ tiến hành đã chỉ ra rằng, sau độ tuổi 30, lượng testosterone trung bình ở nam giới giảm khoảng 1% mỗi năm và giảm mạnh trong khoảng từ 30 đến 50% khi nam giới ở độ tuổi ngoài 50. Đây chính là lý do nam giới ở độ tuổi từ 20 đến 30 lại có nhu cầu ham muốn rất cao và sung mãn cực đỉnh với chuyện phòng the trong khi các quý ông ở độ tuổi tứ tuần, ngũ tuần lại thường xuyên gặp phải cảnh trên bảo dưới không nghe hoặc chưa đến chợ đã hết tiền.


testosterone

 

Giải thích về vấn đề này, các bác sỹ chuyên khoa cho rằng, testosterone là một hoóc môn rất quan trọng với sức khoẻ sinh lý nam giới. Nó có tác dụng kích thích ham muốn, tăng cường khả năng cương dương, gia tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Khi nam giới còn cảm thấy tự tin về bản lĩnh đàn ông của mình, điều đo có nghĩa là nồng độ hoóc môn sinh dục nam trong cơ thể họ vẫn ở mức ổn định. Việc thiếu hụt testosterone không chỉ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chăn gối của quý ông mà còn ảnh hưởng đến cả sức khoẻ tổng thể, trong đó bao gồm các cơ quan tuần hoàn, hệ thống cơ, xương khớp, hệ thần kinh và bộ não. Từ đó có thể kéo theo hàng hoạt các bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường…

Với những đối tượng nam giới muốn sinh con, hàm lượng testosterone thấp khiến số lượng và chất lượng tinh trùng bị suy giảm một cách đáng kể, khả năng thụ thai bị giảm đồng thời gây ra chứng vô sinh cho nam giới.


5. Biện pháp bổ sung testosterone.

Một trong những tào sản quý giá nhất của nam giới chính là testosterone. Vì thế, khi nam giới có dấu hiệu suy giảm cần tới ngay bệnh viện để xét nghiệm từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, việc bổ sung testosterone ngày càng trở lên phổ biến, đặc biệt là với nam giới mắc các trục trặc về sinh lý. Một nghiên cứu của hiệp hội Dược phẩm Mỹ cho thấy, từ năm 2011 đến 2015, số lượng nam giới ở độ tuổi trên 40 sử dụng liệu pháp bổ sung đã tăng lên gấp 3 lần.

Các biện pháp ngoại sinh như tiêm, bôi gel testosterone từ bên ngoài vào cơ thể không được đánh giá quá cao vì những biện pháp này có tác dụng phụ kèm theo. Việc bổ sung testosterone ngoại sinh được chống chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, ung thư vú, hồng cầu cao hay ngưng thở khi ngủ. Theo các nghiên cứu khoa học thì việc bổ sung testosterone ngoại sinh có thể khiến cho các bệnh lý trên trở lên nặng hơn, làm gia tăng nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch ở đối tượng nam giới lớn tuổi.

Gần đây, các biện pháp bổ sung testosterone nội sinh được các chuyên gia khuyên sử dụng nhiều hơn do độ an toàn cao cũng như hiệu quả đáng tin cậy. Nam giới có thể sử dụng các loại thuốc tăng cường sinh lý nam có thành phần từ thiên nhiên để kích thích cơ thể sản sinh ra testosterone nội sinh. Một trong số các loại thuốc tăng cường sinh lý nam được người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay là thuốc tăng cường sinh lý nam với thành phấn 100% từ thiên nhiên sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng do thiếu hụt testosterone ở nam giới như rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, suy giảm ham muốn… giúp cánh mày râu nhanh chóng lấy lại bản lĩnh của mình chốn phòng the.

Suy giảm testosterone là hiện tượng tất yếu đối với nam giới. Nó có tác động tiêu cực tới sức khoẻ, sinh lý và đời sống tinh thần của nam giới. Phái mạnh hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống thống qua biện pháp kích thích sản sinh testosterone nội sinh, giúp cơ thể gia tăng nội lực một cách an toàn và bền vững.

MUADUNG.VN – Công ty chuyên sản xuất và phân phối các loại: Thuốc cường dương, kẹo sâm, chai xịt kéo dài quan hệ, gel bôi trơn....

HOTLIFE TƯ VẤN : 0909.00.68.67

Tin tức liên quan