Chuối Hột Rừng Là Gì? Công Dụng & Cách Sử Dụng Hiệu Quả Chuối hột rừng là một loại dược liệu quý của người dân tộc miền núi. Loại quả này thường được người dân miền núi sử dụng làm thuốc trị bệnh sỏi thận, kích thích hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể.

Chuối hột rừng là gì?

Chuối hột rừng là loại quả của loài cây chuối hột và loại cây này mọc chủ yếu ở các khu vực thuộc vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên. Loài cây này có tên khoa học là Musa acuminate Colla, thuộc họ nhà chuối (Musaceae). Loại quả này không chỉ là dược liệu trị bệnh mà nó còn là đặc sản của người dân tộc vùng núi nước ta.
 
chuối hột
 
Chuối hột rừng là một loài cây thân xốp với chiều cao trung bình của cây trong khoảng từ 3 đến 4m. Phiến lá dài như cây chuối ta và phần cuống của lá có màu xanh. Mặt dưới của lá thường có nhiều tia và sọc nổi rõ.

Hoa chuối rừng có màu đỏ thẫm, ở giữa hoa thường xuất hiện những quả chuối mọc thẳng ở phận ngon hoa. Mỗi cây sẽ cho một buồng chuối, mỗi buồng có từ 5 đến 10 nải chuối hột rừng. Quả chuối rừng thường có đường kính từ 4 đến 5cm, hạt nhỏ li ti, có màu đen.

Chuối hột rừng thường mọc ở đâu?

Theo các nhà thực vật học, cây chuối hột sinh trưởng tốt ở những nơi có địa hình núi cao và có đất sỏi đá rất phù hợp với một số khu vực núi nước ta như: Trường Sơn, Tây Nguyên, Tây Bắc và các vùng núi thuộc khu vực miền Trung và Bắc Trung Bộ.

Cách thu hoạch và sơ chế chuối hột rừng.

Hầu như các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc trị bệnh, nhưng quả vẫn là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Người ta thường thu hoạch quả chuối hột theo mùa, thỉnh thoảng sẽ có một số cây cho quả trái mùa.

Xem thêm: Bạch tật lê thần dược cho sinh lý nam

Sau khi hái quả, nhiều nơi để cả vỏ, nhưng thường lột vỏ rồi mới đem phơi khô.

 

chuối hột rừng

 

Cách phân biệt các loại chuối hột rừng.

Như đã nói ở trên, chuối rừng thường có hai loại phổ biến là chuối hột rừng Tây Bắc và chuối hột rừng Tây Nguyên và dưới đây là những đặc điểm để phân biệt 2 loại này:

Chuối hột rừng Tây Nguyên.

Người ta thường bán loại này dưới dạng quả nguyên không cắt lát, kích cỡ bằng hoặc to hơn ngón trỏ một chút, nhiều hạt và ít thịt. Sau khi phơi khô loại quả này sẽ có màu hơi đen.

Chuối hột rừng Tây Bắc.

Loại này thì trái ngược với loại ở trên, chúng to nên khi mua người ta sẽ cắt lát để bán chứ không bán nguyên quả và loại quả này thường có ít hạt hơn loại trên. Sau khi phơi khô loại quả này sẽ có màu nâu đỏ.

Tác dụng của chuối hột rừng.

Theo báo cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong chuối hột chứa các thành phần hoạt chất sau: tinh dầu, enzyme polyphenol, cyanidin, anthocyanin, saponin và tanin. Các chất này có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất tốt.

Trái chuối hột rừng là dược liệu lành tính, có nhiều tác dụng trị bệnh tuyệt vời. Dưới đây là một số tác dụng của chuối hột rừng:

Tác dụng của chuối hột rừng trị bệnh gout.

Theo báo cáo của các nhà khoa học, thành phần có trong chuối hột rừng có tác dụng ức chế quá trình chuyển hóa đạm tạo nên axit uric. Đồng thời, các hoạt chất trên còn giúp làm giảm tình trạng sưng của bệnh.

Vào năm 2005, các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc thí nghiệm mang tính đột phá: cho các bệnh nhân bị gout từ nhẹ tới nặng sử dụng chiết xuất chuối hột rừng. Sau 2 tuần, tình trạng của các bệnh nhân được cải thiện, nhẹ thì đã phục hồi hoàn toàn, bệnh nhân nặng thì đang có dấu hiệu tiến triển tốt.

Tác dụng của chuối hột rừng giúp làm giảm đau nhức vai gáy.

Trong chuối hạt có chứa một ít thành phần hoạt chất giúp làm giảm các cơn đau nhức từ vai gáy và giảm sưng. Sau vài ngày, tình trạng bệnh của các đối tượng đã cải thiện rất nhiều lần so với lúc chưa sử dụng.

Tác dụng của chuối hột rừng giúp trị táo bón.

Theo báo cáo của một số nghiên cứu, trong các chiết xuất của chuối hột rừng có một số hoạt chất giúp kích thích đào thải các độc tố có trong cơ thể thông qua hậu môn.

Chuyên gia đã thực hiện một cuộc thí nghiệm: Cho một số con chuột sử dụng chuối hột rừng. Sau 1 giờ quan sát, họ nhận thấy các đối tượng đi đại tiện một cách thường xuyên hơn bình thường. Hàm lượng độc tố có trong phân của các đối tượng cũng ít đi so với lúc chưa sử dụng.

Ngoài các tác dụng trên thì chuối hột rừng còn có một số tác dụng khác như:
- Cầm máu và trị đau nhức răng.
- Trị chứng đau dạ dày.
- Trị chứng ho ra máu và làm mát phổi.
- Trị sỏi thận.
- Hỗ trợ ổn định lượng đường huyết.

Chuối hột rừng chữa bệnh gì?

Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền của chuối hột rừng được trích dẫn từ cuốn bách khoa toàn thư Đông y. Các bài thuốc dưới đây đã được các chuyên gia nghiên cứu về tính hậu quả của các bài thuốc cũng như độ an toàn.

Chuối hột rừng chữa bệnh gout hiệu quả.

Để chữa bệnh gout này bạn chuẩn bị những loại thảo dược sau: 20g chuối hột rừng, 20g khổ qua rừng, 10g tỳ giải và cuối cùng là 10g củ ráy.

Mang tất cả đi sao vàng hạ thổ rồi cho vào ấm sắc chung với 900ml nước dùng mỗi ngày. Khi nước trong ấm cạn còn 700ml thì tắt bếp.

Chia lượng nước sắc trong ấm thành 3 lần dùng trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này cho đến khi bệnh đã hết thì ngưng dùng.


Chuối hột rừng chữa chứng ho ra máu.

Để chữa chứng ho ra máu gây nên bạn ba vị thuốc sau: 20g mốc cau. 20g than tinh tre và 10g chuối hột dạng khô.

Mang ba vị thuốc trên đi tán thành bột rồi trộn đều hỗn hợp bột trên. Khi sử dụng bạn dùng một ít hỗn hợp trên đi pha với nước rồi dùng. Ngoài tác dụng trị ho, bài thuốc này còn giúp điều hòa cơ thể và làm mát lá phổi của bạn.


Chuối hột rừng điều trị chứng đau dạ dày.

Để điều trị chứng đau dạ dày, bạn dùng khoảng 10g chuối rừng lột vỏ, đem đi phơi khô hoặc có thể mua ở các nhà thuốc Đông y.

Để kiểm chứng tác dụng này, các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc thí nghiệm nhỏ là cho các bệnh nhân bị đau nhức vai gáy sử dụng nước sắc của chuối hột rừng.

Tán nhuyễn thành bột rồi pha với nước uống mỗi ngày. Nếu bạn mua phải trái chuối rừng còn nguyên trái thì hãy cắt thành từng lát, rồi mang đi tán nhuyễn sẽ dễ tán bột hơn.


Chuối hột rừng giúp cầm máu và trị đau nhức răng.

Để cầm máu và trị đau răng bạn dùng khoảng 5g thân chuối rừng đã được đập nát đắp vào những vùng bị thương hoặc đau nhức răng. Sau khoảng vài phút khi đắp miệng vết thương sẽ được cầm máu, còn nếu bạn đắp vào vùng răng bị đau nhức thì các cơn đau sẽ giảm dần.

Chuối hột rừng chữa chứng đau nhức vai gáy và tiêu sưng.

Để chứng đau nhức vai gáy và tiêu sưng bạn cần chuẩn bị một số thảo dược sau: 20g củ ráy, 20g khổ qua rừng, 10g mỗi vị tỳ giải và chuối hột rừng.

Đem tất cả các thảo dược trên đi sao vàng hạ thổ rồi cho vào nồi đun sôi với nước trong khoảng từ 5 đến 10 phút. Kiên trì sử dụng bài thuốc này cho đến khi tình trạng đau nhức biến mất và tiêu sưng thì ngưng.

Cách làm rượu ngâm chuối hột rừng.

Đầu tiên là bạn chuẩn bị một nải chuối hột rừng với các quả đều nhau đã được rửa sạch và 1 lít rượu nếp khoảng từ 45 đến 50 độ.

Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu trên bạn cắt đôi từng quả chuối ra và lột sạch phần vỏ của chúng. Sau khi lột xong bạn mang đi phơi khô, tiếp đến cho tất cả vào bình rồi đổ rượu vào và ngâm trong khoảng 4 tháng là có thể dùng được.

Đối tượng nên dùng chuối hột rừng.

Dưới đây là những đối tượng nên sử dụng chuối hột rừng:

- Người bị đau dạ dày.
- Người bị đau nhức vai gáy.
- Người bị táo bón lâu ngày.
- Người bị sỏi thận.
- Người có huyết áp không ổn định.


chuối hột rừng

  

Lưu ý khi sử dụng chuối hột rừng.

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng chuối rừng khô trị bệnh:

- Phụ nữ đang mang thai nếu muốn sử dụng loại dược liệu này nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia
- Tùy theo cơ địa mỗi người mà bài thuốc phát huy tác dụng vì vậy khi sử dụng các bài thuốc trên bạn phải kiên trì.
- Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia khi cho trẻ nhỏ sử dụng chuối hột.