Sâm cau Tây Nguyên là cây gì?
Sâm Cau Tây Nguyên có tên khoa học là Curculigo orchioides, thuộc loại thực vật có hoa (họ Hypoxidaceae). Trong dân gian Sâm Cau còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây Ngải Cau, Nam Sáng Tôn, Tiên Mao, Soong Ca, Thài Léng, Cồ Nốc Lan. Theo nhiều tài liệu ghi chép Sâm Cau thuộc loài thực vật bản địa Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Bangladesh.
Thành phần dược chất.
Các nghiên cứu của y học hiện đại về tác dụng của sâm cau Tây Nguyên cho biết, dược liệu có chứa những thành phần sau đây:
Hoạt chất cycloartan triterpen saponin, peptid curculin C, curculosid, curculigosaponin C và F, curculigosaponin F và G, tinh bột, acid béo, chất nhầy, flavonoid, beta-sitosterol, triterpenic, cycloartan, steroid,…
Đặc điểm nhận dạng Sâm Cau Tây Nguyên.
Sâm Cau Tây Nguyên thuộc loại thực vật thân thảo, lá hình mũi mác dài hẹp, có chiều cao từ 20-30cm, lá mọc ra thành túm từ thân rễ rất giống lá cau. Mỗi chiếc lá có chiều dài tầm 20-30cm, rộng từ 2,5-3cm, gân lá song song, đầu lá nhọn, cuống lá Sâm Cau rất dài, có khi lên đến 10cm. Rễ chính tiêu biến thành củ, mọc sâu xuống đất. Trên rễ Sâm Cau thường được chia thành những đốt rất rõ ràng, vỏ màu xám đen, mỗi cây chỉ có 1 rễ chính, rễ chính không phân nhánh. Tuy nhiên, xung quanh rễ chính có những rễ con to bám quanh thân rễ chính. Rễ Sâm Cau có hình trụ dài, hai đầu rễ bị túm lại, mỗi cây có rất nhiều rễ phụ.
Hoa Sâm Cau thường mọc ở kẽ lá, mỗi cụm hoa từ 3-5 bông hoa, hoa Sâm Cau màu vàng rất đẹp mắt. Quả Sâm Cau hình nang, thuôn dài, mỗi quả có chiều dài từ 1,2-1,5cm, trong đó mỗi quả chứa từ 1-4 hạt nhỏ.
Xem thêm: Nhân sâm là gì? Công dụng và cách sử dụng nhân sâm hiệu quả
Sâm cau Tây Nguyên có những loại nào?
Hiện nay trong tự nhiên có 3 loại Sâm Cau đó là Sâm Cau đỏ, Sâm Cau đen và Sâm Cau trắng. Sau đây chúng tôi sẽ có sự so sánh để giúp các bạn phân biệt dễ dàng hơn.
- Sâm Cau đỏ: hay còn gọi là cây Bồng Bồng, cây Phú Quý, cây giáng ông,..Cây có vỏ ngoài màu đỏ rất giống vỏ cau nên gọi là Sâm Cau. Cây có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hạ nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh kiết lỵ.
- Sâm Cau đen: hay còn gọi cây Tiên Mao, lá và thân rễ khá giống với cây cau nên gọi là Sâm Cau. Cây nhỏ thường có chiều cao từ 1-2m. Cây có dược tính bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý, kiện gân cốt, hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý, dị tinh, mộng tinh,..
- Sâm Cau trắng: đây là một loại Sâm Cau quý, hiếm gặp. Sâm Cau trắng có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
Sâm cau thường mọc ở đâu?
Sâm Cau là một loại thực vật ưa ẩm, ưa sáng tuy nhiên chịu bóng tốt. Sâm Cau chỉ mọc trên những vùng đất màu mỡ, đặc biệt ở các thung lũng, ven nương rẫy. Sâm Cau sinh trưởng và phát triển tốt ở những tháng mùa mưa.
Hiện nay thảo dược được tìm thấy chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ,..Ở nước ta Sâm Cau phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Tuyên Quang, Sơn La, Hòa Bình, Tây Nguyên, Lâm Đồng,..
Tác dụng của Sâm Cau Tây Nguyên.
Trong Đông y Sâm Cau có tính ấm, vị cay, hơi mặn. Sâm Cau Tây Nguyên mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
Tăng cường chức năng sinh lý.
Sâm Cau có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý, tăng sản xuất tinh trùng, hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý, dị tinh, mộng tinh.
Bồi bổ cơ thể.
Sâm Cau có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật một cách hiệu quả.
An thần.
Hoạt chất Sâm Cau có tác dụng giảm ức chế thần kinh, an thần, bảo vệ thần kinh, hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, giúp giảm bớt căng thẳng.
Xem thêm: Chuối Hột Rừng Là Gì? Công Dụng & Cách Sử Dụng Hiệu Quả
Tăng cường chức năng tiêu hóa.
Sâm Cau có tác dụng nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa, giúp tăng sự hấp thu, ăn được, ngủ ngon, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng vô cùng hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
Các nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng nhận thấy hoạt chất Sâm Cau có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân, đau lưng mỏi gối rất hiệu quả.
Bên cạnh đó các nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng đều nhận thấy Sâm Cau có tác dụng chống viêm, giảm đau, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, trĩ, lậu, bạch đới, phụ nữ tiểu đục, hen suyễn, phong thấp,…
Cách sử dụng Sâm Cau Tây Nguyên.
Ngâm rượu.
Sâm Cau sau khi thu hái hoặc mua về các bạn rửa sạch, ngâm chúng vào nước vo gạo trong 30 phút để loại bỏ độc tố, vớt ra rửa lại với nước cho sạch. Để Sâm Cau được ráo nước hoàn toàn thì tiến hành ngâm rượu.
Các bạn xếp Sâm Cau vào bình thủy tinh hoặc bình bằng sành sứ, sau đó rượu trắng ngon 45 độ vào bình sao cho ngập Sâm Cau là được. Thông thường cứ 1kg Sâm Cau Tây Nguyên tươi chúng ta sẽ ngâm cùng 5 lít rượu là được. Vặn kín nắp bình để ở nơi khô ráo tránh ánh nắng mặt trời.
Sâm Cau sau thời gian 3 tháng ngâm rượu thì các bạn đã có thể sử dụng được, mỗi ngày sử dụng từ 1-2 lần uống trong bữa ăn, liều lượng dùng không quá 50ml/ngày. Kiên trì sử đúng liều lượng đã hướng dẫn các bạn sẽ cảm nhận hiểu quả đối với sức khỏe. Ngoài ra để quá trình ngâm rượu được diễn ra nhanh hơn các bạn có thể thái lát Sâm Cau.
Sắc nước uống.
Sâm Cau có thể thái lát sắc nước uống, tuy nhiên cách dùng này ít phổ biến. Sâm Cau Tây Nguyên sau khi thu hái hoặc mua về các bạn thái lát mỏng cho khoảng 30g vào ấm đất, cho thêm 1 lít nước đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 500ml thì các bạn có thể sử dụng được.
Các bạn chia nước sắc Sâm Cau làm 2 lần và uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng sẽ cảm nhận hiệu quả thảo dược mang lại cho sức khỏe.
Chế biến món ăn.
Các bạn chuẩn bị 15g Sâm Cau, 250g gà, 15g Dâm Dương Hoắc.
Xem thêm: Nấm ngọc cẩu vị thuốc quý chữa yếu sinh lý nam
Thịt gà sau khi mua về các bạn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn sau đó cho vào nồi đất, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và ướp 20 phút. Sau đó các bạn rửa sạch Sâm Cau và Dâm Dương Hoắc, thái lát mỏng cho vào nồi rồi cho nước hầm vào hầm chín. Các bạn ăn món gà hầm Sâm Cau khi còn nóng, kiên trì sử dụng để cảm nhận hiệu quả Sâm Cau mang lại cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi dùng Sâm Cau.
- Sử dụng Sâm Cau đúng liều lượng đã hướng dẫn tránh lạm dụng. Nếu chẳng may sử dụng Sâm Cau liều lượng cao thời gian dài có thể bị cương dương gây hao tổn sinh lực.
- Nên ngâm Sâm Cau với nước vo gạo để giúp khử độc Sâm Cau trước khi tiến hành ngâm rượu.
- Người sốt, da khô, mắt đỏ thì không nên sử dụng Sâm Cau.
- Người có sức khỏe kém tốt nhất không nên sử dụng Sâm Cau.
- Trẻ em dưới 18 tuổi các cơ quan chưa được phát triển toàn diện không nên sử dụng Sâm Cau.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng Sâm Cau.
Mua Sâm Cau Tây Nguyên ở đâu uy tín?
Hiện nay để mua được Sâm Cau Tây Nguyên không khó, các bạn có thể tìm đến các cửa hàng bán thuốc Đông y, Công ty dược liệu, địa điểm bán thuốc nam.
Tuy nhiên để mua được Sâm Cau Tây Nguyên chất lượng tốt nhất các bạn nên đến các địa chỉ uy tín, có tên tuổi. Hàng hóa trước khi mua cần kiểm tra kỹ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng, tem nhãn,..để hạn chế thấp nhất nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về Sâm Cau. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.